Khó khăn với chính sách xây dựng “cánh đồng lớn” – Đâu là giải pháp?

Chủ trương xây dựng “cánh đồng lớn” từng được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và một số ngành hàng nông sản khác, được thí điểm đầu tiên trong vụ hè thu năm 2011 ở ĐBSCL và tỉnh Tây Ninh với diện tích liên kết hơn 7.800ha với 6.400 hộ nông dân tham gia. Tuy nhiên đến hiện tại vẫn gặp những hạn chế trong tổ chức cũng như vận hành khiến mô hình này gặp nhiều khó khăn, giá trị gia tăng của ngành hàng lúa gạo vẫn chưa thể chuyển đến tầng nấc cao hơn trong chuỗi giá trị.

 

1) Cánh đồng lớn là gì?

cánh đồng lớn

“Cánh đồng lớn” là tên gọi về sau của “cánh đồng mẫu lớn”. “Cánh đồng mẫu lớn” hay “Cánh đồng lớn” là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác; đồng thời, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm… Đây được xem là mối liên kết bốn nhà (nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo.

Mô hình này chính là sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Từ mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ban đầu hình thành trong quá trình thực hiện các mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay phong trào xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn” đã phát triển mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

 

2) Chính sách xây dựng cánh đồng lớn

cánh đồng lớn

Khởi phát ở An Giang, cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Mô hình đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và diện tích sản xuất không ngừng tăng mạnh. Những năm sau đó, diện tích sản xuất áp dụng mô hình này ngày càng tăng mạnh, đến năm 2014, tổng diện tích sản xuất của mô hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL đạt 146.000 ha, năm 2015 lên gần 200.000 ha… 

Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chủ trương dưới nhiều hình thức sáng tạo, đi kèm những chính sách hỗ trợ cụ thể như thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, nâng cao năng suất giống, cải tiến quy trình canh tác, cải thiện năng suất lao động. Tất cả đều hướng đến việc gắn kết nhiều thửa ruộng nhỏ trở thành những cánh đồng mẫu lớn để đạt mục tiêu sản xuất hàng hóa. Mặc dù đã hết sức cố gắng phát triển nhưng sau cùng đến thời điểm hiện tại vẫn gặp những hạn chế trong tổ chức cũng như vận hành khiến mô hình này gặp nhiều khó khăn, giá trị gia tăng của ngành hàng lúa gạo vẫn chưa thể chuyển đến tầng nấc cao hơn trong chuỗi giá trị. 

Giá trị gia tăng của chuỗi ngành hàng nông sản chủ yếu ở khâu sau thu hoạch, bao gồm: bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói bao bì, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, thương mại hóa qua đa dạng kênh phân phối. Để tích hợp mục tiêu kinh tế nông nghiệp trên những cánh đồng lớn, chuỗi giá trị phải được hình thành song song với tiến trình mở rộng cánh đồng lớn.

Trong đó, vai trò của kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, là một mắt xích quan trọng để liên kết với doanh nghiệp. Hợp tác xã đủ mạnh sẽ tham gia tích cực vào chuỗi giá trị ngành hàng cùng với doanh nghiệp.

 

3) Khó khăn gì với chính sách xây dựng cánh đồng lớn?

cánh đồng lớn

Theo một số doanh nghiệp, mô hình cánh đồng là mô hình tối ưu nhất cho mối liên kết giữa DN và nông dân nhưng hiện nay khó nhân rộng do thiếu vốn. 

Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) cho biết, mô hình cánh đồng lớn là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và Bộ NN-PTNT; là mô hình sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị rất hữu hiệu nhưng những năm gần đây ít được mở rộng do doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng không cho vay hoặc cho vay rất ít. Lúc đầu, diện tích cánh đồng lớn của công ty khoảng 8.000 ha nhưng nay chỉ còn khoảng 5.000 ha. Mặc dù công ty ông có khả năng liên kết sản xuất lúa khoảng 23.000ha nhưng hiện vẫn thiếu vốn để làm được điều đó.

Đồng thời, khi đã không liên kết thì việc doanh nghiệp “tranh mua, tranh bán” để xoay vòng vốn là lẽ đương nhiên xảy ra. Do đó, Nhà nước cần tập trung đầu tư và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để mô hình này tiếp tục lan tỏa và phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nòng cốt thì cần được ngân hàng cho vay đủ vốn để đầu tư xây dựng cánh đồng lớn liên kết theo từng dự án được các tỉnh, thành phố phê duyệt dựa trên các tiêu chí, quy định của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguồn: Tổng hợp báo


Xem thêm bài viết liên quan

DMCA.com Protection Status